Những cây cầu mở tại St. Petersburg là một trong những biểu tượng đặc biệt và nổi bật của vùng đất cố đô, đây cũng là điểm du lịch lý tưởng mà bạn phải tới trong chuyến hành trình của mình.
- 8 mẹo nhỏ trải nghiệm tàu điện ngầm Matxcơva
- 10 ga tàu điện ngầm Moscow đẹp như Cung Điện Hoàng Gia
- Tam giác Alaska – nơi nhiều người đi qua biến mất không vết tích
- Bí ẩn về mê cung Sablino – ‘tam giác quỷ’ phiên bản Nga
Đôi nét về cầu mở tại St. Petersburg
Thành phố St. Petersburg được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như: “Cánh cửa vào Châu Âu”, “thành phố trên bờ sông Neva”, “người con tinh thần của Pie Đại đế”, “Venice phương Bắc”, “Palmyra phương Bắc”, hoặc “bảo tàng của những cây cầu ngoài trời”.
Tại thành phố này có hơn 800 cây cầu là các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, 13 trong số đó là có thể đóng mở (số liệu năm 2008) để phục vụ cho việc giao thông đường thủy thuận tiện và ẩn chứa trong mỗi cây cầu là những câu chuyện thú vị. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà cố đô của nước Nga được mệnh danh là “Bảo tàng của những cây cầu ngoài trời”.
Những nét hay, đặc biệt trong kiến trúc của cây cầu là có thể đóng mở. Khoảng thời gian tốt nhất để ngắm được vẻ đẹp trọn vẹn của cây cầu này là về đêm mùa hè ít mưa. Các cây cầu đầu tiên được làm bằng gỗ, rất thô sơ tuy nhiên theo thời gian được thay đổi dần bằng đá và trang trí lan can, hoa văn bằng gang. Trong 13 cây cầu mở tại St. Petersburg, nổi tiếng nhất có lẽ là cầu Chúa Ba ngôi, cầu Đúc, cầu Cung điện.
Cầu Cung điện
Cầu Cung điện – cây cầu mở tại St. Petersburg được nhiều người biết tới. Đây là cây cầu đúc 5 nhịp, trong đó có 2 nhịp ở giữa nâng lên, hạ xuống được, nối liền đảo Bộ tư lệnh hải quân và sông Neva lớn. Hình ảnh của cung điện trên pháo đài Petropavlovskaya được cho là một trong những biểu tượng nổi bật của thành phố mà khi du lịch Nga bạn không thể bỏ lỡ.
Cầu Chúa Ba ngôi
Trước năm 1965, cây cầu dài nhất trên sông Neva là cầu Chúa Ba ngôi, chiều dài hơn 580 mét, nối giữa quảng trường Suvorovskaya với quận Petrogradskiy. Năm 1803 cầu được xây dựng và được kĩ sư nổi tiếng người Nga sửa chữa.
Phiên bản đầu tiên của cầu Chúa Ba ngôi là chiếc cầu phao dài gần 70 mét. Vào dịp thành phố St. Petersburg kỉ niệm 200 năm ngày thành lập, lễ khánh thành chính thức của cây cầu được tổ chức với sự tham dự của Nga hoàng Nikolai II và tổng thống Pháp – Felix Faure. Sau đó dần dần câu cầu được hoàn thiện, trang trí ấn tượng, cầu kì hơn với 5 loại vòm cầu, thiết kế một cách tinh tế. Cầu có nhiều nhịp, tuy nhiên chỉ có nhịp phía bờ trái mới mở được. Một số lần cầu được thay tên, tuy nhiên lại quay về với tên cũ là “cầu Chúa Ba ngôi”.
Cầu Đúc
Năm 1879 St. Petersburg triển khai xây dựng cây cầu Đúc, nối liền giữa đại lộ Liteiny với phía Vyborg. Từ trước đây bên bờ trái của sông Neva đã có xưởng đúc đại bác, vì thế cầu và đại lộ có tên như vậy.
Nhịp cầu được nâng nhanh và dễ dàng bởi hệ thống máy móc nâng hiện đại cùng phương thức đặc biệt. Nhịp cầu phía đại lộ Liteiny mở ra giúp tàu bè đi lại. Đây cũng chính là cây cầu đầu tiên được lắp đèn điện, lan can cầu ngang với trang trí hình nàng tiên cá – biểu tượng của thành phố St. Petersburg trong tay.
Ban đầu các cây cầu mở tại St. Petersburg được xây dựng bằng gỗ, theo thời gian nó dần dần được xây dựng lại bằng đá, bê tông và trở thành những danh thắng quan trọng, điểm nhấn chính trong kiến trúc của thành phố.
Tới năm 1840 thành phố xây dựng thêm 20 cây cầu mới bằng gang. Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Neva là cầu Lễ Truyền tin – là đỉnh cao của nghệ thuật xây dựng cầu tại St. Petersburg.
Khi tới du lịch St. Petersburg du khách hãy dành thời gian chiêm ngưỡng những cây cầu mở và “thưởng thức” nét đẹp mĩ miều mà nó mang lại, đặc biệt là vào buổi tối.