Bệnh ung thư thanh quản là bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ phổ biến ở nước ta. PGS Võ Thanh Quang cho biết dấu hiệu sớm của bệnh này chỉ có 1 biểu hiện duy nhất là khàn tiếng.
- Uống cốc nước ngâm nửa quả chanh với baking soda bạn sẽ nhận thấy 4 lợi ích tuyệt vời
- Món ăn bí mật của gia đình sống thọ nhất thế giới
- Dấu hiệu của 7 loại thức ăn nên bỏ đi
- Những thực phẩm cần tránh xa, không được ăn
- Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn và tránh ăn gì?
- Việc nhất định phải làm để phòng tránh và thoát khỏi bệnh về phổi, hô hấp
Hình ảnh ung thư thanh quản.
PGS Võ Thanh Quang – Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết nếu cách đây 30 năm bệnh ung thư thanh quản chỉ ở những người lớn từ 50 – 60 tuổi trở đi thì giờ đây bệnh nhân trẻ đang có xu hướng tăng lên. PGS Quang đã gặp bệnh nhân bị ung thư thanh quản trẻ nhất là 12 tuổi. Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương còn ghi nhận nhiều cháu trẻ tuổi hơn.
Trường hợp của ông Phạm Văn V. là một doanh nhân tại Hà Nam. Cách đây mấy tháng ông V tự nhiên bị khàn tiếng. Nghĩ rằng bệnh không có gì nghiêm trọng nên ông tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống.
Sau hai tháng dấu hiệu khàn tiếng không đỡ, ông Đ. mới đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Bác sĩ nội soi thấy có u thanh quản nghi ngờ theo dõi ung thư thanh quản.
Bác sĩ bấm sinh thiết giải phẫu tế bào học chẩn đoán ung thư thanh quản. Do phát hiện muộn, khối u đã quá to nên ông V. phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản và vĩnh viễn mất giọng nói.
Trường hợp của ông Đ. chỉ là 1 trong hàng trăm bệnh nhân bị ung thư thanh quản được điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương chỉ có dấu hiệu duy nhất là khàn tiếng.
Theo PGS Quang dấu hiệu ung thư thanh quản rất đặc trưng không giống các bệnh ung thư khác dấu hiệu cảnh báo ung thư thanh quản sớm duy nhất đó là “khàn tiếng”. “Nếu một người khàn tiếng 5 đến 7 ngày không có dấu hiệu đỡ cần đi kiểm tra ngay vùng thanh quản nhất là người có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu” – PGS Quang nhấn mạnh.
Với ung thư thanh quản, các dấu hiệu khác như gây khó thở hoặc thở có tiếng ồn, ho, cảm giác có cục ở cổ họng có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư thanh quản đã ở giai đoạn trễ hơn.
Khi khối u phát triển, nó có thể gây đau, giảm cân, khó thở và hay bị nghẹn thức ăn. Trong một số trường hợp, khối u ở thanh quản có thể gây khó nuốt.
Việc sàng lọc ung thư thanh quản cũng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần được bác sĩ soi thanh quản. Nếu bác sĩ phát hiện ra những vùng bất thường, bệnh nhân cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để khẳng định ung thư.
Để tiến hành sinh thiết, bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân và bác sĩ lấy một mẫu bệnh phẩm qua ống nội soi thanh quản. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát mẫu mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu phát hiện ra ung thư, bác sĩ giải phẫu có thể cho biết đó là loại ung thư gì. Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào vẩy.
Tránh xa thuốc lá, dưa muối khú, cá mắm
PGS Quang cho biết nguyên nhân gây ung thư thanh quản hiện nay vẫn chưa rõ ràng mà người ta mới chỉ đưa ra các yếu tố liên quan trong đó có ăn uống, dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu. Tuy nhiên với phụ nữ và trẻ em vẫn có nguy cơ bị ung thư thanh quản vì trường hợp này chưa lý giải được nguyên nhân.
Theo điều tra dịch tễ, Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ ung thư vòm mũi họng cao nhất thế giới nhất trong đó có vùng Đông Bắc của nước ta.
Đặc điểm về dịch tễ liên quan tới tỷ lệ ung thư đó là ung thư vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản. Ung thư tuyến giáp cũng cao nhưng ít gặp hơn và tiên lượng, chữa trị cũng đơn giản hơn vùng tai mũi họng.
Trước đây có một thời gian Việt Nam phối hợp với Pháp làm nghiên cứu nguyên nhân vì sao ung thư vòm vùng Quảng Đông (phía bắc nước ta) cao hơn các vùng khác thì người ta có tìm ra mối liên quan đó là thói quen hay ăn nhiều cá mắm có chất nitrosamin đây là chất có nguy cơ gây ung thư.
Tuy nhiên, PGS Quang cho biết mọi thứ vẫn chỉ là nghi ngờ nghi ngờ vì các chuyên gia đều không đưa ra được bằng chứng.
Ngoài cá mắm, việc ăn nhiều dưa muối, dưa khú có chất nitrosamine làm tăng nguy cơ ung thư vòm nhưng bằng chứng chưa rõ rệt nên nguyên nhân trẻ hoá chưa biết vì sao.
Khi phát hiện ung thư thanh quản sớm, bệnh nhân có thể phẫu thuật bằng laser nội soi bảo tồn được giọng nói và giảm nguy cơ tái phát rất lớn. Còn phát hiện giai đoạn muộn bệnh nhân phải phẫu thuật mở, đặt ống nội khí quản và hoá xạ trị. Với ung thư thanh quản, phát hiện ở giai đoạn sớm thì chỉ cần phẫu thuật triệt căn là xong.
Chính vì thế, PGS Quang liên tục nhấn mạnh nếu khàn giọng quá 5 ngày nên đi nội soi để phát hiện sớm ung thư thanh quản thì người bệnh có cơ hội khỏi tới 95 %.
Theo Trí Thức Trẻ