Suttee (hay Sati) được xem là buổi tế lễ quái đản nhất thế giới với hành vi sát tế người phụ nữ có chồng chết.
- Hai điểm đến thú vị tại Hàn Quốc dịp hè
- Cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam
- 10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua
- Trải nghiệm trong những bể bơi có view ngoạn mục nhất thế giới
- Những khu du lịch sinh thái không thể bỏ qua cho người yêu thiên nhiên Nga
Đây là truyền thống của những người theo đạo Hindu tại Ấn Độ. Không ai biết chính xác tập tục sát tế này có từ bao giờ và tại sao người dân nơi đây lại làm vậy.
Truyền thuyết kể lại, tục lệ Sati xuất hiện khoảng 5.500 năm trước. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nó ra đời từ thế kỷ 1 trước Công Nguyên dựa theo kinh sách của đạo Hindu tại Ấn Độ.
Người dân truyền tai nhau câu chuyện huyền thoại về thần Shiva và vợ là nữ thần Sati. Họ cho rằng nguồn gốc tục lệ Sati bắt nguồn từ việc nữ thần tự thiêu thân để phản đối cha xem thường và lăng nhục chồng mình. Sau này tục lệ truyền thống của người dân cũng được đặt theo tên của nữ thần Sati như biểu tượng mang ý nghĩa hi sinh vì chồng.
Năm 510, lần đầu tiên tục lệ được nhắc đến khi một bức tượng đá tưởng niệm được xây dựng ở thành phố Eran, thuộc nhà nước Madhya Pradesh. Giả thuyết rằng tục lệ Sati được đưa vào đời sống để ngăn chặn việc người vợ hãm hại chồng để ngoại tình.
Người góa phụ phải dấn thân vào lửa chứng minh lòng tôn kính trước sự ra đi của chồng. (Ảnh minh họa).
Theo các chuyên gia nhân chủng học, gốc rễ của hành vi này nằm trong truyền thống gia trưởng của xã hội Hindu giáo, nơi mà phụ nữ được xem là phụ thuộc và kém cỏi hơn nam giới.
Theo lý thuyết người phụ nữ đã kết hôn và người chồng chết, họ sẽ tự nguyện thực hiện nghi lễ để chuộc lại lỗi lầm cho hôn nhân của mình ở kiếp sau. Tuy nhiên nhiều góa phụ buộc phải tự thiêu như một cách hy sinh bản thân để thể hiện lòng tôn kính với cái chết của chồng, nguyên nhân là do họ không có tiếng nói trong xã hội.
Nhiều người bị dọa nạt, đánh đập thập chí là ép uống thuốc độc trước khi đẩy vào giàn hỏa thiêu. Khi lửa bốc cao lên trên thân thể người góa phụ tội nghiệp, dàn nhạc chung quanh sẽ tấu lên những bài ca ca ngợi sự anh hùng của họ.
Người dân nơi đây cho rằng tục lệ truyền thống là cách để những người vợ đi theo chồng và giúp họ được đầu thai giống như nữ thần Sati. Sự hi sinh cao cả này là đức hạnh mà người phụ nữ đối với chồng của họ.
Tuy nhiên dưới quan điểm của những người theo đạo Hindu thì góa phụ là những người đàn bà xấu vì họ không chu toàn được bổn phận làm vợ của mình. Nhiệm vụ của một người vợ là chăm lo, đáp ứng yêu cầu của chồng ngay cả khi họ đã chết.
Một khi chồng qua đời, người phụ nữ không được tái giá và bị xã hội khinh bỉ. Theo truyền thống họ phải cạo đầu, không được mang nữ trang, chỉ được mặc một bộ đồ màu trắng hoặc màu sẫm, phải ăn một mình không được chung bàn với ai.
Người phụ nữ sống trong tủi nhục, khó khăn, không người thân họ hàng. Họ bị cấm tuyệt đối không được xuất hiện nơi công cộng, khi chết không được ai than khóc. Duy chỉ có tiếng nhạc được bật ở mức thật lớn để át đi những tiếng thét kinh hoàng và đau đớn.
Trước đó, năm 1813 một thông tư được ban hành với nội dung nghiêm cấm hành vi thiêu, sát tế phụ nữ dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, những biện pháp này cho thấy sự lỏng lẻo và không hiệu quả.
Năm 1828, một số người Ấn Độ bắt đầu đặt câu hỏi về tục lệ Sati bất chấp sự phản đối và áp lực của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Nổi bật trong số đó là Raja Ram Mohan Roy – người đứng đầu cuộc cách mạng xã hội Ấn Độ vào đầu thế kỷ XIX. Ông từng tuyên bố xóa bỏ tục lệ “vô văn hóa” “vô nhân tính” bằng việc nỗ lực tuyên truyền thông qua tờ rơi và báo chí để đánh thức lương tâm người dân.
Vào tháng 12/1829, quy chế được ban hành bởi Thống đốc tuyên bố việc thực hiện tục lệ Sati hoặc nghi lễ chôn sống góa phụ là bất hợp pháp và có thể chịu hình phạt tương đương tội giết người.
Tuy nhiên, bất chấp luật pháp các hình thức tế lễ vẫn được thực hiện. Trường hợp đặc biệt nhất xảy ra vào tháng 9/1987, Roop Kanwar cô dâu 18 tuổi xinh đẹp kết hôn chưa đầy 8 tháng thì chồng qua đời. Niềm vui, niềm hạnh phúc chưa trọn vẹn thì cô phải chịu cảnh góa phụ khi còn rất trẻ, điều đau đớn hơn là không lâu sau cô phải thực hiện lễ Sati theo truyền thống của người theo đạo Hindu.
Năm 2006 tại ngôi làng Tuslipar ở bang Madhya Pradesh xảy ra tình trạng tương tự. Theo cảnh sát Ấn Độ, thi thể người phụ nữ có tên Janakrani được phát hiện trong tình trạng cháy đen. Họ cho rằng người đàn bà bị thiêu chết trên chính ngôi mộ của chồng ở quận Sagar.
Tục lệ Sati gần như không còn xuất hiện trong thế giới ngày nay. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là quốc gia nổi tiếng với các hủ tục kỳ quái nhất thế giới nguy hiểm tới tính mạng con người.