Các chuyên gia thuộc Viện Tế bào học và Di truyền học ở Novosibirsk đã phát triển một công nghệ cho phép điều trị hiệu quả bệnh ung thư, đồng thời giảm số liều hóa trị xuống nhiều lần.
- 6 điều cần biết để tránh ung thư đường tiêu hóa
- Tia plasma lạnh hỗ trợ làm lành vết thương hở như thế nào?
- Bệnh tình dục ít người biết sắp biến thành siêu khuẩn
- Tìm thấy chất diệt tế bào ung thư mạnh từ cây rừng Tây Nguyên
- Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị
Trong vòng vài năm, các nhân viên phòng thí nghiệm đã phát triển một công nghệ gọi là “Karanahan” (“tiêu diệt nguyên nhân”). Công nghệ này dựa trên “sơ hở” của các tế bào gốc ung thư tại những giai đoạn nhất định thuộc chu kỳ cuộc sống của chúng.
“Trong khi nghiên cứu các tế bào gốc ác tính, các nhân viên của chúng tôi tìm ra tính năng độc đáo của chúng, đó là khả năng nắm bắt những đoạn ADN ngoại bào. Các nghiên cứu sâu cho thấy, nếu cấy các đoạn ADN này vào tế bào thì sau một khoảng thời gian, dưới tác động của thuốc gây độc tế bào (hóa trị), chúng không cho tế bào hoàn tất quá trình phục hồi và kết quả là tế bào bị chết”, thông báo cho biết.
Viện Tế bào học và Di truyền học lưu ý rằng, công nghệ mới này được các tác giả đặt tên là “3 + 1”, vì ba liều thuốc đầu tiên được đưa vào tế bào có khả năng tiêu diệt hầu hết các tế bào ung thư gốc, còn liều thuốc thứ tư tiêu diệt những tế bào ung thư gốc còn lại. Loại thuốc này đã được thử nghiệm thành công để chữa ung thư ở chuột, cũng như u nguyên bào của người được nuôi cấy.