Việc mở cửa thoát hiểm khi máy bay ở độ cao 11.000 m là bất khả thi, đòi hỏi lực tác động bằng trọng lượng hai con voi châu Phi.
- Máy tính thay người điều khiển xe ôtô ở Trung Quốc
- Protein tìm thấy trong ve có thể chữa trị bệnh tim
- Bên trong lớp học tiếng Anh với thầy giáo robot
- Sắp tới, có thể dự báo thời tiết trước… 10 năm
- Nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư khi Google lập bản đồ 100.000 mã gene
Nếu dùng tay không mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang bay ở độ cao hành trình (11.000 m), một người đàn ông cần tác dụng lực hơn 10.750 kg, tương đương lực nhấc gần hai con voi châu Phi hay sáu con hà mã đực trưởng thành, theo Live Science.
Một người đàn ông tên Joseph Daniel Hudek đến từ Tampa, Florida, Mỹ, cố mở cửa thoát hiểm khoảng một giờ sau khi máy bay Boeing 767 của hãng hàng không Delta khởi hành từ Seattle đến Bắc Kinh hôm 6/7. Phi công buộc phải cho máy bay quay đầu và đáp xuống sân bay quốc tế Seattle-Tacoma. Nhưng các chuyên gia chỉ ra Joseph không đủ sức mở cửa nếu chỉ dùng tay không dưới góc độ vật lý.
Áp suất bên trong cabin máy bay thông thường không bao giờ thấp hơn áp suất ở độ cao 2.400 m bên trên mực nước biển, theo John-Paul Clarke, giáo sư kỹ thuật hàng không kiêm giám đốc Phòng thí nghiệm vận chuyển hàng không ở Viện Công nghệ Georgia. “Điểm mấu chốt là ở độ cao vượt quá 2.400 m, áp suất bên trong lớn hơn áp suất bên ngoài”, Clarke nói.
Hơn nữa, cửa máy bay được chế tạo để mặt quay ra bên ngoài nhỏ hơn mặt quay vào trong cabin. Thiết kế này khiến một người không thể đẩy cánh cửa đóng kín mở ra từ bên trong. “Trên thực tế, bạn phải kéo cánh cửa vào trong, xoay cửa lại trước khi đẩy cửa ra phía ngoài”, Clarke cho biết.
Do cách thiết kế cửa, một người sẽ phải vượt qua sự chênh lệch áp suất để kéo cửa vào trong nếu máy bay đang lướt ở độ cao trên 2.400 m. “Ở độ cao hành trình, sự chênh lệch áp suất vô cùng lớn”, Clarke nhấn mạnh.
Theo ước tính của Clarke, áp suất ở độ cao 2.400 m là 75.260 pascal (Pa) và áp suất ở độ cao hành trình (11.000 m) là 23.000 Pa. Cửa thoát hiểm của máy bay Boeing 767 có kích thước 1,88 x 1,07 mét. Để tính toán lực cần thiết để kéo cửa vào trong ở độ cao hành trình, chúng ta tính mức chênh lệch áp suất và nhân với diện tích cửa. Kết quả phép tính là một lực mạnh ngang 10.750 kg.
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ thay đổi nếu máy bay ở độ cao dưới 2.400 m. “Ở dưới 2.400 m, áp suất được kiểm soát để tương ứng với áp suất bên ngoài, đó là lý do tai bạn chỉ đau khi máy bay hạ từ 2.400 xuống. Chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài máy bay rất nhỏ hoặc không có nên việc kéo cửa mở dễ dàng hơn nhiều”, Clarke chia sẻ.
Theo VNExpress