Tin tức

Những ngày cuối cùng của Hitler

Chỉ trong vòng 2 ngày ngắn ngủi, quân đội Xôviết đã hành binh thần tốc đổ bộ vào Berlin và tiến sát khu hầm trú ẩn của Adolf Hitler – nơi nhà độc tài Đức Quốc xã (ĐQX) đã tự kết liễu đời mình.

Nhật ký Hitler – cú lừa siêu hạng Tiết lộ mới về phút cuối đời của Hitler Đấu giá album ảnh người tình của Hitler

Trong bộ phim mang tựa đề “The 15:17 to Paris” của nhà sản xuất kiêm đạo diễn điện ảnh người Mỹ-Clint Eastwood, trong phim khán giả sẽ nhìn thấy cảnh có 3 người lính Mỹ trong một bảo tàng ở Berlin.

Hướng dẫn viên nói với tốp lính Mỹ rằng Adolf Hitler đã tự sát trong căn hầm ngầm ở Berlin, bao quanh nhà độc tài là lính Hồng Quân, và cả 3 lính Mỹ đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên: Họ từng nghĩ rằng bao quanh Hitler khi đó phải là quân đội Mỹ.

Mỹ cũng như Anh và các quốc gia Đồng Minh khác đã đầu tư nhiều công sức vào các kế hoạch đánh bại Chủ nghĩa ĐQX, nhưng sự thật là Hồng quân Liên Xô mới là lực lượng đột kích Berlin dẫn đến căn nguyên khiến cho Hitler buộc phải tự sát.

Pháo đài ngầm

Đầu mùa Xuân năm 1945, Adolf Hitler phải đối mặt với một tình huống nghiệt ngã khi quân đội Liên Xô đang đóng ở cửa ngõ phía Đông của thủ đô Berlin, và lực lượng liên quân Mỹ-Anh đang tiếp cận Berlin từ ngõ phía Tây. Lưới giăng đã quây kín, nhưng trùm ĐQX vẫn không hề có ý định đầu hàng.

Trong bài viết của mình, ông Joachim Fest, người viết tiểu sử về Adolf Hitler có nói thêm về “phong thái” của Hitler giữ vẹn nguyên trong những tháng cuối cùng của cuộc đời: kiên quyết, khát máu và kiêu căng theo kiểu Wagner (lấy từ điển tích về thái độ kiêu căng của nhà soạn nhạc lẫy lừng người Đức, Richard Wagner (1813-1883), một trong các tác phẩm nổi tiếng của ông: “Vẻ đẹp trong mắt người nắm giữ”), bởi câu nói: “Không được yếu hèn để bị “thịt” như lũ cừu!”. Tuy nhiên, Hitler ngầm hiểu rằng ngày kết thúc đã đến.

Từ tháng Giêng năm 1945 cho đến khi tự sát vào tháng 4 năm 1945, Hitler hoàn toàn sống ngay trong căn hầm trú ẩn kiên cố gọi là “Hầm trú ẩn của Đức Quốc trưởng” (Führerbunker). Đó là một khu trú ẩn nằm ngay dưới tòa nhà Phủ thủ tướng Đức (đây vốn là phủ đệ của Hoàng tử Antoni Radziwill (1775-1833).

Nơi này bị phá hủy hoàn toàn trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II nằm ngay giữa thủ đô Berlin. Các lực lượng quân Đồng Minh đã bỏ bom tàn phá nặng nề thủ đô Berlin, vì thế Hitler hiếm khi xuất hiện trên mặt đất. Người đàn ông nham hiểm nhất Trái đất đã bị mắc kẹt trong cuộc chiến tranh, và do đó sự phòng vệ của ông ta là chính đáng.

Nhà viết tiểu sử Joachim Fest viết: “Ông ấy (Adolf Hitler đã quá mất thời gian cho việc cãi nhau, đả kích lẫn nhau và hồi tưởng”.

Đám tâm phúc của Hitler nhìn ông ta như một lão già, cuồng loạn với đôi tay run rẩy, không ngừng ăn bánh (những tên sát nhân hàng loạt cũng căng thẳng làm bộc phát hành vi tâm lý này), nhưng Đức quốc trưởng vẫn lên dây cót rao giảng phải “chiến thắng” và “quyết tử đến cùng”.

Vào thời điểm đó không hề có sự hy vọng chiến thắng nào ở người Đức, ngoại trừ nó tồn tại trong đầu của Adolf Hitler. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã tiếp quản Konigsberg, và đến ngày 13 tháng 4 thì đã khuất phục Vienna. 3 ngày sau đó, Chiến trường Berlin bắt đầu.

Hitler: Ảo tưởng và bị phản bội

“Cảm tưởng lạc quan giả tạo vẫn còn lảng vảng đâu đó trong hầm trú ẩn của Đức quốc trưởng”, nhà viết tiểu sử Joachim Fest đã viết như thế về cái ngày 20 tháng 4 năm 1945 tức chỉ 10 ngày trước khi Adolf Hitler tự sát nhân dịp sinh nhật ông ta tròn 56 tuổi. Hầu như tất cả tướng tá, giới chức ĐQX tại thủ đô Berlin đã lẩn mất, chỉ còn lại Hiter, ông ta vẫn cố thủ đến cùng.

Tuyệt vọng, nhưng Hitler vẫn hạ lệnh cho người Đức chiến đấu bất chấp mất dần từng địa bàn vào tay Hồng quân Liên Xô, bản thân Hitler tiếp tục ủy lạo tinh thần binh sĩ, quân đội và các sư đoàn bất chấp những đơn vị này đã bị tiêu diệt.

Ông Joachim Fest cho rằng trong những ngày cuối cùng, Chánh văn phòng ĐQX, Tướng Hans Krebbs (1898-1945) thậm chí còn không muốn cung cấp tin tức chính xác cho Hitler: bởi đó là vô nghĩa vì Hitler đang trở nên điên nặng.

Ông Joachim Fest viết: “Tướng Krebbs để cho Hitler tự chiến đấu với “các trò chơi chiến tranh” và không hề ăn nhập gì với thực tế khiến cho trùm ĐQX càng ngày càng rơi vào ảo tưởng”.

Thực tế mỗi ngày thêm xấu, ngày 26 tháng 4 năm 1945, máy bay Nga bắt đầu bỏ bom oanh tạc bên trên đầu Hitler (sống bên dưới tòa nhà Phủ thủ tướng).

Hai ngày sau đó, Hitler nghe được một tin “sốc”: Himmler, một trong những bộ sâu tâm phúc nhất của Hitler, kẻ này đang cố gắng bắt liên lạc với quân Đồng Minh để đầu hàng vô điều kiện; còn Benito Mussolini, kẻ lãnh đạo phát xít Ý, đã bị kẻ thù bắt giữ và xử giảo.

Phẫn uất vì bị phản bội trắng trợn cộng thêm nỗi lo trở thành “vật triển lãm trong sở thú ở Moscow” khiến cho Hitler đành tự kết liễu đời mình.

Trang cuối

Khi Hồng quân Liên Xô cách hầm trú ẩn Berlin vài dãy nhà, Hitler thậm chí đã hành động nhanh hơn. Ngày 29 tháng 4 năm 1945, Hitler quyết định làm lễ cưới người tình lâu năm Eva Braun.

Đó là đám cưới ngắn kỷ lục: một ngày sau đó, vợ chồng Hitler rúc vào phòng ông ta và uống thuốc độc xyanua. Để chắc là mình không rơi vào tay quân thù, sau khi uống thuốc độc, Hitler còn tự bắn mình.

Không đầy một tuần sau đó, đến ngày 5 tháng 5 năm 1945, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của Trung úy Alexey Panasov đã tìm thấy xác chết 2 vợ chồng Hitler – Eva Braun bị thiêu cháy và an táng tại một nơi gần hầm trú ẩn. Tin tức nhanh chóng lan đi khắp thế giới: Hitler đã chết!

Theo Nguyên soái Georgy Zhukov (1896-1974), người từng lãnh đạo Hồng quân Liên Xô, thì khi Joseph Stalin nhận được tin cấp báo về cái chết của Hitler, nhà lãnh tụ Liên Xô liền lẩm bẩm: “Thật tiếc khi chúng ta không thể giữ ông ấy sống”.

Tuy nhiên theo Tướng Nikolai Popel, thì binh lính Liên Xô dường như không quan tâm nhiều tới định mệnh của Hitler. Ngày 2 tháng 5 năm 1945, quân đội Đức đồn trú ở thủ đô Berlin đã đầu hàng vô điều kiện, và đến ngày 9 tháng 5 năm 1945 thì quân đội cả nước Đức cùng đầu hàng. Chủ nghĩa ĐQX diệt vong như ông trùm của nó!

Theo An ninh thế giới