Khoa học - Công nghệ Sức khỏe

Lần đầu tiên trị bệnh mù và Parkinson với tế bào phôi gốc

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ phẫu thuật ở thành phố Trịnh Châu của Trung Quốc thực hiện ca chữa bệnh kì lạ với tế bào phôi gốc.

Nhóm đang có kế hoạch tiêm các tế bào gốc lấy từ phôi người vào não của bệnh nhân bị bệnh Parkinson với mục đích điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh.

Trong khi đó, một nhóm y tế khác trong cùng thành phố này đang hướng vào việc chữa trị việc giảm thị lực bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi (ESC) để thay thế các tế bào bị mất trong võng mạc. Tất cả những nghiên cứu chữa trị này đánh dấu một hướng đi mới ở Trung Quốc sau những thay đổi lớn trong cách điều chỉnh các phương pháp điều trị bằng tế bào gốc.

Trong khi các phương pháp điều trị tương tự trên bệnh nhân Parkinson đã được thử nghiệm ở Úc, những thử nghiệm này dựa vào các tế bào lấy từ trứng. Chúng bắt buộc phải được phân chia trước khi thụ tinh để tránh gây ra những tranh cãi liên quan đến vấn đề đạo đức.

Lần đầu tiên trị bệnh mù và Parkinson với tế bào phôi gốc - 1

Trị bệnh với tế bào phôi gốc (Ảnh: Shutterstock).

Các tế bào gốc hơi giống với các bảng trống mà chưa được đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể nào. Nếu bạn quay ngược đồng hồ về thời điểm ban đầu của bất kỳ mô nào trên cơ thể, bạn sẽ thấy tính chuyên môn hóa của các tế bào rất ít – cho đến khi bạn tìm thấy một tế bào có nhiều tiềm năng để trở thành gần như bất cứ thứ gì.

Cả hai loại tế bào gốc phôi và các tế bào trứng phân chia sẽ được điều trị theo nhiều cách khác nhau để khuyến khích chúng phát triển thành các tế bào thay thế.

Các triệu chứng của bệnh Parkinson chủ yếu là do mất mô thần kinh sâu bên trong não, ở một khu vực gọi là các hạch nền. Mất đi những tế bào này có nghĩa là mất đi chất dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine, và người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát những xung thần kinh. Quá trình này cũng ngăn cản cơ bắp hoạt động.

Trong trường hợp gặp phải một tình trạng gọi là thoái hóa điểm màu, bệnh nhân sẽ bị tổn thương một lớp mô gọi là biểu mô sắc tố võng mạc ở phía sau mắt. Chúng khiến các tế bào bắt ánh sáng ở trên nó chết đi.

Các nhà nghiên cứu đang tìm cách biến ESC thành các tế bào có thể phát triển tự nhiên thành các mô bị suy giảm – ví dụ như tiền thân của các tế bào thần kinh có thể sản xuất dopamine, hoặc mô võng mạc. Sau đó họ tiêm chúng vào vị trí mục tiêu với hy vọng cải thiện các chức năng bị mất ở bệnh nhân.

Không phải mọi người đều tin tưởng vào sự thành công của các thử nghiệm ở Trung Quốc và ở Úc vào năm ngoái. Jeanne Loring – một nhà sinh vật học tế bào gốc từ Viện Nghiên cứu Scripps ở California tin rằng: Việc tế bào được lựa chọn để sử dụng trong cả hai thử nghiệm bệnh Parkinson sẽ không đủ chuyên môn để đạt được kết quả mong đợi.

Không ai biết những tế bào này sẽ gây ra rắc rối gì” Loring phát biểu trên Nature. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc vẫn tự tin với quyết định của mình.

Qi Zhou – một chuyên gia tế bào gốc thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc về Động vật học ở Bắc Kinh đã dẫn đầu cả hai cuộc thử nghiệm ESC. Ông cho biết kết quả của 4 năm thử nghiệm trên khỉ cho đến nay đã cho thấy những điều khả quan.

Chúng tôi có tất cả dữ liệu hình ảnh, dữ liệu hành vi, và dữ liệu phân tử để hỗ trợ hiệu quả cho thử nghiệm này”, Zhou nói với Nature. Ông cũng tuyên bố rằng: Nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm về bệnh Parkinson đều đã được lựa chọn từ các ứng viên tiềm năng. Họ lựa chọn những bệnh nhân có ít cơ hội từ chối ESCs từ ngân hàng tế bào.

Vào năm 2015, Trung Quốc đưa ra các quy định mới để đối phó với vấn đề phát triển các phương pháp điều trị bằng tế bào gốc mà không cần lưu giữ hồ sơ hay quá trình chữa bệnh. Trước đó, việc đánh giá sự an toàn hoặc thậm chí là các loại tế bào được sử dụng trong điều trị rất khó khăn.

Những thay đổi này được thiết lập để cải thiện vấn đề đạo đức và sự an toàn của các phương pháp điều trị tế bào gốc. Nó được thực thi bằng cách yêu cầu các ca chữa trị đều phải sử dụng tế bào thông qua một cơ quan quản lý, đảm bảo có sự đồng ý của bệnh nhân, và điều trị chỉ được cho phép khi được thông qua các bệnh viện ủy quyền.

Thời gian sẽ cho biết các quy định này có được thi hành tốt hay không, nhưng đối với các nhà nghiên cứu tế bào gốc, những thay đổi là một điều tích cực. “Đây sẽ là một hướng mới cho Trung Quốc“, nhà khoa học tế bào gốc Pei Xuetao phát biểu với Nature.

Nếu kết quả tốt như các nhóm nghiên cứu ở Úc và Trung Quốc dự đoán, phương pháp này sẽ có thể đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thế giới.

Theo Khampha