Lươn, cá, ếch… là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị cao. Tuy nhiên người dân ăn và chế biến không đúng cách rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
- Dấu hiệu ký sinh trùng đang “đại náo” cơ thể bạn
- Kinh dị những loài ký sinh trùng trên cơ thể người
- Cách loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể
- Cách loại bỏ ký sinh trùng trên rau sống
Năm 2014, câu chuyện một cậu bé 10 tuổi bị một con sán 10 cm làm tổ trong não đã gây chấn động cả tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Các bác sỹ đã kết luận cậu bé này ăn phải thịt ếch chưa chín kỹ dẫn đến nhiễm bệnh, ấu trùng theo đường máu đi lên não, gây động kinh.
Tuy nhiên, nhiều người không tin và cho rằng đó chỉ là tin đồn nhảm. Và người dân Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ thói quen ăn “sổi” các món lươn, ếch, cá….
Mới đây, tờ Sina Health đã đưa ra một cảnh báo về 3 loại thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng thường xuất hiện trên mâm cơm của mỗi gia đình ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
1. Ếch, nhái, rắn: Nhiễm sán nhái sparganosis
Những món ăn đặc sản như ếch, nhái, rắn nhiễm ấu trùng sán nhái không được nấu chín kỹ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì rất dễ có nguy cơ mắc phải bệnh sán nhái sparganosis.
Hơn nữa, ở một số địa phương, người dân có tập tục dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào da hoặc mắt để chữa bệnh viêm tấy tại chỗ; ấu trùng sán sẽ chui vào da, mắt và gây nên khối u ở đó.
Thực tế, ấu trùng sán có thể ký sinh ở mắt, ở da, thậm chí ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Tiên lượng bệnh nặng khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào bên trong.
Quy tắc ăn an toàn: Bắt buộc nấu chín kỹ các món liên quan đến ếch, nhái và rắn. Trong môi trường tự nhiên, sparganosis có thể chịu được thay đổi nhiệt độ từ -10 ℃ – 56 ℃.
Ở nhiệt độ lạnh (-20˚C), sau 2 giờ sán mới chết, còn ở nhiệt độ 56 ℃ thì sau 5 phút sán mới chết. Chúng có thể tồn tại trong thể động vật từ vài năm đến 30 năm.
2. Lươn: Nhiễm trùng gnathostoma
Nếu lươn nhiễm nhiễm vi trùng và ký sinh trùng không được nấu chín, sẽ xâm nhập vào cơ thể của người ăn.
Theo một cuộc khảo sát ở Trung Quốc, lươn nuôi và lươn tự nhiên đều có tỉ lệ nhiễm ấu trùng gnathostoma spingerum từ 15-40%.
Quy tắc ăn an toàn: Để ngăn chặn “con sâu từ miệng”, phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất là nấu chín kỹ thực phẩm.
Ấu trùng gnathostoma trong thịt lươn sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa khi chế biến món lươn xào tái, gỏi lươn, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC), để nấu chín toàn bộ con lươn cần ở mức nhiệt trên 63 ℃. Nhưng tốt nhất là nên nấu ở nhiệt độ trên 70 ℃ và nấu trong thời gian 4-5 phút.
3. Cá: Nhiễm trùng anisakis
Ấu trùng của giun anisakis xuất hiện nhiều ở các loại cá biển như cá hồi, cá hồi, cá ngừ, cá mú, cá tuyết, bạch tuộc, cá chình, cá mú, cá trích… Không những thế, mực ống cũng có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này.
Những người nhiễm bệnh do ăn phải các loại gỏi cá sống hoặc cá, mực bị nhiễm ấu trùng giun chưa được nấu chín kỹ dưới mọi hình thức.
Khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng giun chui qua thành dạ dày hoặc ruột non, gan, vào mắt, di chuyển dưới da, thậm chí có thể lên não và tấn công hệ thần kinh trung ương.
Quy tắc ăn an toàn: Theo Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nên làm đông lạnh cá ở độ lạnh -20 độ C trong 7 ngày trước khi tiêu thụ. Trong khi tiêu chuẩn của Châu Âu là nên đông lạnh -20 độ C trong 24 giờ.
Nhưng với người dân, cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín.
Lời khuyên: Làm thế nào để tránh xa ký sinh trùng?
Lời khuyên duy nhất vẫn là “ăn chín uống sôi”. Tất cả các thực phẩm nên được nấu chín kỹ ở nhiệt độ và thời gian phù hợp.
Phương pháp đông lạnh trong một thời gian dài cũng là một giải pháp. Tuy nhiên, các tủ lạnh và tủ đông lạnh gia đình không thể đạt được mức lạnh đúng tiêu chuẩn.
* Theo Sonha