Nếu thành công, chiếc máy bay đẵ biệt này sẽ chinh phục mọi kỷ lục về độ cao trước đó.
- Trí tuệ nhân tạo Alphago là gì?
- Lịch sử hình thành trí tuệ nhân tạo
- Khi nào trí tuệ nhân tạo sẽ vượt con người???
Thông thường, các thiết bị bay (như máy bay dân dụng) thường chỉ bay ở tầng đối lưu hoặc ở ranh giới giữa tầng đối lưu và bình lưu vì mật độ không khí ở đây rất cao, giúp động cơ có đủ oxy cung cấp khi hoạt động.
Hơn nữa để đạt tới tầng bình lưu cần tiêu tốn nhiều nhiên liệu cũng như mất nhiều thời gian hơn. Mật độ không khí loãng nên tầng bình lưu ít có các do các dòng đối lưu xoáy mạnh, tuy vậy đây cũng là lý do ít có thiết bị bay nào bay ở phạm vi tầng bình lưu vì không đủ oxy cho động cơ hoạt động.
Bay tới rìa vũ trụ mà không cần động cơ
Bay ở tầng bình lưu có rất nhiều ưu điểm nhưng chỉ có một số ít thiết bị bay như Concorde, phi thuyền quân sự như máy bay do thám U2 và SR-71, MiG-29 hay khí cầu thời tiết của NASA là có thể hoạt động được trong vùng bình lưu.
Chiếc máy bay siêu nhẹ không cần động cơ để bay tới rìa vũ trụ. Ảnh Internet.
Kỷ lục thế giới về độ cao thuộc về máy bay SR-71 Blackbird thực hiện vào tháng 7/1976 với 26.000m (tương đương 85.069 feet).
Phải nói thêm rằng khi con người vượt quá độ cao 19.000m – hay còn gọi là Giới hạn Armstrong – thì sẽ vô cùng nguy hiểm vì một số chất lỏng trong cơ thể sẽ sôi lên. Trừ khi phi công mặc quần áo chịu áp suất.
Mục tiêu của nó là chinh phục độ cao lớn nhất con người có thể đạt được. Ảnh Perlan Project.
Chỉ có duy nhất một chiếc máy bay có thể lật đổ được kỷ lục của SR – 71 khi mục tiêu của nó là bay ở độ cao 27.000m so với Trái đất, tức ở điểm tiếp giáp với vũ trụ.
Chiếc máy bày này có tên Perlan 2 Glider của tập đoàn Airbus (Mỹ), với sải cánh 25 m và chỉ nặng 816 kg (đủ chỗ cho 2 phi công và một số thiết bị khoa học).
Perlan 2 Glider sẽ phá kỷ lục bay cao thế giới.
Điều đặc biệt là nó thậm chí không có động cơ mà chỉ di chuyển bằng cách “lướt theo” những luồng không lưu mạnh trong lốc xoáy vùng cực (sóng núi, chỉ có ở tầng bình lưu).
Những kỷ lục thể giới về độ cao, Ảnh Internet.
Chiếc máy bay Perlan Glider sẽ làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của con người về di chuyển trong không gian nếu nó thành công trong việc chinh phục mục tiêu của mình.
Perlan sẽ di chuyển dựa vào sóng núi ở tầng bình lưu. Ảnh Internet.
Hồi tháng 9/2015, Perlan 2 đã thành công trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên khi chinh phục độ cao 1.500 m.
Tuy vậy, Perlan 2 vẫn chưa đạt được mục tiêu của mình khi chính phục độ cao 27.000 m vì chưa gặp điều kiện thuận lợi là các cơn lốc xoáy ở tầng bình lưu.
Tại sao bay ở tầng binh lưu là một khó khăn nhưng cũng là lợi thế?
Các tầng khí trên mặt đất. Ảnh Internet.
Tầng bình lưu (Stratosphere) hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển có độ cao từ 10 km đến 50 km tính từ mực nước biển), nằm phía trên tầng đối lưu (Troposphere) và phía dưới tầng trung lưu (Mesosphere) của Trái Đất (và một số hành tinh).
Dù máy bay dân dụng đôi khi cũng bay trong phạm vi này khi thời tiết xấu nhưng chỉ rất giới hạn độ cao. Điều đó không có nghĩa là tầng bình lưu không thuận lợi cho việc bay.
Khí cầu phục vụ nghiên cứu khoa học của NASA. Ảnh NASA/David J. Smith.
Thực tế, khi bay ở tầng này sẽ tiết kiệm nhiên liệu, máy bay bền hơn, năng suất hơn và tốc độ nhanh hơn (do không gặp không khí cản), nhất là loại máy bay phản lực sử dụng khí gas (loại khí có nhiều ở tầng bình lưu).
Bay ở tầng khí này còn giúp tránh nhiều nguy cơ nguy hiểm như chim hay thời tiết xấu, dòng không khí xoáy.
Theo Sonha