Đội chiến thắng trong vòng đua tiếp sức cuối cùng sẽ giành chức vô địch của cuộc thi lái xe tăng Tank Biathlon 2018 và được trao cúp, bằng chứng nhận cùng huy chương.
- Kíp xe VN 3 vượt chính mình ở Tank Biathlon 2018 – Đền đáp xứng đáng hy vọng của người hâm mộ!
- Tài khoản mạng xã hội Bộ Quốc phòng Nga đăng ảnh phụ nữ khỏa thân
- Ngày thi đấu thứ hai của đội Việt Nam tại cuộc thi xe tăng quốc tế
- Nhiều người hâm mộ bộ đội Việt Nam lái xe tăng T-72B3 đầy uy lực
Từ kết quả vòng đấu loại, ban giám khảo sẽ chọn ra 12 đội tham gia vào vòng bán kết – ĐUA TIẾP SỨC. Mục đích của vòng đua tiếp sức là tiếp tục chọn ra 4 đội sẽ tiến vào chung kết cuộc thi Tank Biathlon 2018.
Mỗi đội chơi cử ra 03 kíp lái cùng chạy chung 01 chiếc xe tăng.
Đường chạy vòng tiếp sức này gồm có: các vạch xuất phát và về đích, vạch chuyển tiếp sức, các đoạn đường thẳng, chướng ngại vật, các tuyến bắn súng máy trên tháp pháo (спаренный пулемет) và súng máy phòng không, các vị trí nạp đạn, hai vị trí bắn ngang trong hành tiến, 13 khu vực phạt, 2 vòng phạt với chu vi mỗi vòng là 500 mét.
Chiều dài của một vòng chạy là 4,1 km.
Mỗi kíp lái sẽ chạy 04 vòng:
1) Vòng 1: Đua tốc độ có chướng ngại vật nhưng không phải bắn;
2) Vòng 2: Bắn pháo ngang trong hành tiến vào 3 bia số 12 – XE TĂNG;
3) Vòng 3: Bắn súng máy phòng không vào các bia số 25 – MÁY BAY TRỰC THĂNG và số 11 – PHÁO CHỐNG TĂNG;
4) Vòng 4: Bắn súng máy trên tháp pháo vào 3 bia số 9 – SÚNG PHÓNG LỰU CHỐNG TĂNG VÁC VAI.
Các đội chơi sẽ tiến hành bốc thăm để lấy thứ tự xuất phát.
Nếu kíp lái phạm vào bất kỳ lỗi nào như đâm cột, bỏ qua chướng ngại vật hoặc đi sai đường thì đều sẽ phải cho xe tăng vào 1 trong 13 khu vực phạt để thực hiện bài “Kiểm Tra Khí Tài”.
Nhờ vậy mà ở cuối cuộc thi ban giám khảo có thể xác định được thời gian ròng của các đội đã dùng để chạy hết chặng đua mà không cộng thêm thời gian phạt.
Ở mỗi vòng đua, các kíp lái đều sẽ gặp phải những chướng ngại vật như:
CẦU VƯỢT KHE – phải vượt qua nhưng không được đi lùi, không dừng lại và không để mất tốc độ.
ĐƯỜNG RĂNG LƯỢC – chướng ngại vật mấp mô nhân tạo có chiều dài 35 mét.
LỐI ĐI HẸP dẫn vào BÃI MÌN dài 60 mét – không được dừng lại hoặc cán phải mìn.
GỜ CHỐNG TĂNG cao 90 cm.
HÀO NƯỚC – sâu 1,2 mét, dài 45 m.
Các đội chơi phải chạy thẳng qua bờ bên kia mà không được dừng lại giữa chừng, không được quay gắt hoặc trượt ngược lại đằng sau.
GÒ ĐẤT cao 7 mét, dài 60 m đòi hỏi các đội phải vượt qua và không được dừng lại.
TUYẾN ĐƯỜNG LỬA dài 40 m.
Khi vượt qua chướng ngại vật này thì xe không được phép đâm cột hoặc dừng lại.
HÀO CHỐNG TĂNG có chiều rộng 5 mét. Xe không được dừng lại, không được đâm vào cọc hoặc các chướng ngại vật ở 2 bên sườn và không được phép giảm tốc độ.
Khi đến được vị trí bắn ngang trong hành tiến, kíp lái tiến hành nạp 3 viên đạn pháo và báo cáo khi đã sẵn sàng.
Tại tuyến bắn, kíp lái quay pháo về hướng mục tiêu trên trận địa và bắn các bia số 12 – XE TĂNG sẽ xuất hiện luân phiên.
Thời gian hiện lên tối đa của mỗi bia là 01 phút. Tổng thời gian để thực hiện bài bắn ngang trong hành tiến là không quá 04 phút.
Trong trường hợp xảy ra chậm trễ khi nổ súng, người chỉ huy tiến hành báo cáo, và nếu tự kíp lái không khắc phục được thì phải đưa xe tăng ra vị trí tháo đạn. Lúc này thì thời gian thực hiện vòng đua của kíp lái sẽ không bị tính thêm giờ.
Nếu người chỉ huy không báo cáo và xe tăng đã có mặt tại khu vực bắn quá thời gian cho phép thì với mỗi 30 giây kíp lái sẽ phải nhận 1 vòng phạt. Đội kỹ thuật và xe kéo sẽ đưa xe đến bãi tháo đạn để khắc phục sự cố. Lúc này thời gian vẫn sẽ bị tính là đang thực hiện bài thi.
Nếu sau quá trình hành tiến mà vẫn còn đạn thì kíp lái phải đưa xe vào khu vực tháo đạn để bắn cho đến khi hết đạn, hoặc thực hiện tháo đạn khỏi xe theo chỉ thị của trọng tài. Trường hợp này vẫn bị tính thời gian.
Ở bài bắn mục tiêu số 25 – MÁY BAY TRỰC THĂNG và số 11 – PHÁO CHỐNG TĂNG, kíp lái được nhận 20 viên đạn, trong đó có 6 viên đạn vạch đường.
Sau khi kíp lái báo cáo đã sẵn sàng, trọng tài chính ra lệnh nâng đồng thời cả 2 bia lên ở khoảng cách từ 800 đến 1000 mét. Người chỉ huy xe tăng sẽ quan sát và bắn hạ các mục tiêu khi phát hiện ra chúng.
Với bài bắn súng máy trên tháp pháo, kíp lái được nhận 30 viên đạn, trong đó có 10 viên đạn vạch đường.
Sau khi kíp lái báo cáo đã sẵn sàng, trọng tài chính ra lệnh nâng đồng thời cả 3 bia số 9 (SÚNG PHÓNG LỰU CHỐNG TĂNG VÁC VAI) lên ở khoảng cách 700, 800 và 900 mét.
Pháo thủ tiến hành quan sát và bắn hạ các mục tiêu khi phát hiện ra chúng.
Sau khi đã vượt qua tất cả các chướng ngại vật, kíp lái đưa xe tăng về đích, tắt động cơ và cơ động về phía kíp lái tiếp theo đang đứng đợi ở vạch xuất phát để được tiếp sức.
Việc tiếp sức diễn ra bằng cách chạm tay vào bất kỳ phần nào trên cơ thể.
Sau khi nhận tiếp sức, kíp lái tiếp theo tiến hành vào vị trí của mình trong xe.
Người lái xe kiêm kỹ thuật viên cơ khí sẽ khởi động động cơ.
Sau khi người chỉ huy báo cáo đã sẵn sàng, xe tăng bắt đầu chạy theo tuyến đường đã được thiết lập trước.
Đội chiến thắng trong vòng đua tiếp sức cuối cùng sẽ giành chức vô địch của cuộc thi “Tank Biathlon” và được trao cúp, bằng chứng nhận cùng huy chương.
Theo Trí Thức Trẻ