Khoa học - Công nghệ Sức khỏe

Phương pháp mới chữa tiểu đường không tác dụng phụ

Một phương pháp chữa trị tiềm năng cho bệnh đái tháo đường Type 1 và cho phép bệnh nhân tiểu đường Type 2 ngừng phải tiêm insulin đã được cấp bằng sáng chế.

Khám phá này được thực hiện bởi Tiến sĩ Bruno Doiron và bác sĩ Ralph DeFronzo tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas, hiện nay được gọi là UT Health San Antonio. Họ đặt ra mục tiêu đạt được các thử nghiệm lâm sàng trên người trong vòng 3 năm. Nhưng trước hết, họ phải kiểm tra nghiên cứu này trên động vật cỡ lớn với chi phí ước tính là 5 triệu đô la.

Các nhà khoa học đã nhận được bằng sáng chế của Mỹ vào tháng 1 vừa qua và UT Health San Antonio đang chuẩn bị bắt đầu thương mại hóa kỹ thuật mới này.

iến sĩ Doiron, trợ lý giáo sư y khoa tại UT Health, nói: “Nó hoạt động rất hiệu quả. Chúng tôi đã chữa được bệnh cho những con chuột trong suốt một năm mà không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Điều đó chưa bao giờ được thấy trước đây. Nhưng đó là mẫu thử chuột, vì vậy cần thận trọng. Chúng tôi muốn áp dụng nó trên những động vật lớn, gần gũi hơn với con người về sinh lý học của hệ thống nội tiết”.

Insulin, chất làm giảm lượng đường trong máu, vốn chỉ được thực hiện bởi các tế bào beta. Trong bệnh tiểu đường Type 1, các tế bào beta bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch và người mắc bệnh không có insulin.

Trong bệnh tiểu đường Type 2, các tế bào beta hoạt động không thành công và insulin giảm, đồng thời, cơ thể người bệnh sử dụng insulin không hiệu quả.

Ralph DeFronzo, Tiến sĩ y khoa và Trưởng phòng Bệnh tiểu đường tại UT Health, đồng sáng chế mô tả liệu pháp này như sau: “Tuyến tụy có nhiều loại tế bào ngoài tế bào beta. Cách tiếp cận của chúng tôi là thay đổi các tế bào này để chúng bắt đầu tiết ra insulin, nhưng chỉ đáp ứng với đường glucose. Về cơ bản, chúng giống như các tế bào beta”.

Phương pháp mới chữa tiểu đường không tác dụng phụ - 2

Những con chuột được cho dùng kỹ thuật chuyển gene đã không chịu phản ứng phụ nào trong quá trình điều trị tiểu đường – Ảnh: Shutterstock

Liệu pháp này được thực hiện bằng một kỹ thuật được gọi là chuyển gene. Một virus được sử dụng như một vector, hoặc một chất mang, để đưa các gene đã chọn vào tuyến tụy. Những gene này được kết hợp và khiến các enzyme tiêu hóa và các loại tế bào khác tạo ra insulin.

Tiến sĩ DeFronzo cho biết việc chuyển gene bằng vector đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị nhiều bệnh khác. Nó được chứng minh và đảm bảo an toàn.

Không giống như các tế bào beta, bị từ chối trong bệnh tiểu đường Type 1, các tế bào khác của tuyến tụy cùng tồn tại với cơ chế miễn dịch của cơ thể.

“Nếu người tiểu đường Type 1 sống chung với các tế bào này trong 30, 40 hoặc 50 năm, chúng ta có thể làm chúng tiết ra insulin. Chúng tôi hi vọng sẽ không có phản ứng miễn dịch bất lợi”, Tiến sĩ DeFronzo tiếp lời.

Tiến sĩ Doiron giải thích: “Một vấn đề chính trong đái tháo đường Type 1 là hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp). Việc chuyển gene đáng chú ý bởi vì các tế bào biến đổi này phù hợp với đặc tính của các tế bào beta. Insulin chỉ được giải phóng theo đáp ứng glucose”.  

Tiến sĩ Doiron cho biết người bệnh thường không có triệu chứng bệnh tiểu đường cho đến khi họ mất ít nhất 80% tế bào beta. Nhưng với kỹ thuật mới “Chúng ta không cần phải nhân rộng chức năng sản xuất insulin của toàn bộ tế bào beta. Chỉ cần có 20% công suất khôi phục này là đủ để chữa trị Type 1”.

Theo Khampha