Quốc tế Văn hóa - Du lịch

Cung điện mùa đông Winter Palace – Thành phố St.Petersburg

Tòa nhà nổi tiếng nhất của St Petersburg, Cung điện Mùa đông là kiến trúc nổi bật ở quảng trường cung điện và bên bờ sông Neva. Cung điện Mùa Đông là biểu tượng, trung tâm chính trị và văn hóa trong suốt 3 thế kỷ của Nga.

1.Lịch sử Cung điện Mùa đông ở St.Petersburg

Cung điện Mùa đông

Cung điện Mùa đông

Kiến trúc đầu tiên ở đây là một kiến trúc bằng gỗ theo phong cách Hà Lan được xây dựng năm 1708 cho Peter Đại đế và gia đình ông. Vào năm 1711, tòa nhà xây bằng đá được xây dựng và là nền móng cho nhà hát Hermitage. Các kiến trúc của cung điện ngày nay đã được trùng tu và mở cửa cho công chúng.

Nữ hoàng Anna Ioannovna là người đầu tiên của dòng dõi Peter để tái thiết lại cung điện. Năm 1731, bà đưa Francesco Bartolomeo Rastrelli, kiến trúc sư mới được bổ nhiệm mà sau này trở thành bậc thầy về kiến trúc thời kỳ cuối của Baroque ở Nga, có công tạo ra một lâu đài mới lớn hơn trên khu đất này. Hoàn thành vào năm 1735, cung điện mùa đông được sử dụng trong 17 năm và sau đó được nữ hoàng Elizabeth (Elizaveta Petrovna) yêu cầu xây dựng mở rộng tòa nhà. Sau hai năm đề xuất kế hoạch khác nhau xây dựng thêm phù hợp với kiến trúc hiện tại, Rastrelli cuối cùng đã quyết định xây dựng lại toàn bộ cung điện, và thiết kế mới của ông đã được nữ hoàng duyệt vào năm 1754.

Khi Catherine Đại đế lên ngôi vào năm 1762, cung điện mới đã hoàn thành và Rastrelli đã không còn là kiến trúc sư cho cung điện nữa nhưng những thiết kế ngoại thất của tòa nhà vẫn không thay đổi nhiều cho đến ngày nay.

Cung điện Mùa đông

2. Kiến trúc Cung điện Mùa đông

Cung điện có một quảng trường có sân với 3 cổng vòm đối diện Quảng trường. Các mặt tiền được trang trí lộng lẫy có hai tầng cột sắt trang trí tỉ mỉ và dày đặc. Các bức tường của tòa nhà được trang trí bằng những bức tượng và bình. (Các đồ trang trí bằng đá ban đầu được thay thế bằng chất liệu kim loại nhẹ 1892-1902) Cung điện cao 22m và lãnh đạo thành phố ra quy định không cho phép kiến trúc nào được xây dựng cao hơn cung điện.

Nội thất Cung điện Mùa đông liên tục được cải tiến và sửa đổi trong suốt thế kỷ 18 và 19. Trong những năm 1780 và 1790, Giacomo Quarenghi và Ivan Starov đã tạo ra một phòng có view nhìn ra sông Neva. Dưới thời Hoàng đế Nicholas I, Carlo Rossi đã cho xây thêm phòng triển lãm Chiến tranh năm 1812 vào năm 1826.

Cung điện Mùa đông

3. Cung điện Mùa đông – Nhân chứng lịch sử Nga

Tháng 12 năm 1837, Cung điện Mùa đông bị hỏa hoạn và phá hủy gần như toàn bộ nội thất cung điện và chỉ cứu vớt được các bộ sưu tập nghệ thuật vô giá ở Hermitage. Ngay sau đó, Nicholas ra lệnh cho xây dựng lại cung điện và đã hoàn thành trong vòng một năm sau đó. Đây có thể coi là một đợt trùng tu nhanh chóng khi xem xét kỹ thuật xây dựng thời đó. Nội thất xa hoa được tái tạo dưới sự giám sát của Vasily Stasov, trong khi kiến trúc sư Alexander Briullov góp mặt với các thiết kế mới theo phong cách hiện đại hơn.

Alexander II là hoàng đế cuối cùng ở trong Cung điện mùa đông. Sau khi bị ám sát năm 1881, Cung điện Mùa đông trở thành nơi quá lớn để giữ an toàn cho hoàng đế. Trước đó, Alexander II đã bị ám sát hụt bằng một vụ nổ bom làm chết 11 vệ sĩ trong cung điện. lexander III và Nicholas II chuyển gia đình tới các cung điện ngoại ô, trước đây ở Gatchina và lâu đài sau tại Cung điện Alexander ở Tsarskoye Selo.

Tuy nhiên, cung điện mùa đông vẫn được sử dụng cho các nghi lễ chính thức và tiếp tân. Buổi tổ chức kỷ niệm triều đại của Tsar Alexey Mikhailovich (1646-1676), Romanov Tsar thứ hai, được tổ chức vào năm 1903 là sự kiện lớn cuối cùng do gia đình hoàng gia tổ chức tại cung điện này.

Vào năm 1905, Cung điện Mùa Đông là nhân chứng lịch sử của cuộc tàn sát Ngày Chủ Nhật đẫm máu trên quảng trường cung điện. Lúc đó, hàng ngàn công nhân đến cung điện đòi gặp Sa hoàng trong cuộc biểu tình ôn hòa nhưng bị quân đội Sa hoàng tàn sát. Mặc dù Nicholas II không chịu trách nhiệm về thảm kịch này, nhưng nó đã đánh dấu sự khởi đầu cho sự kết thúc của quyền lực của gia đình hoàng gia, ngày càng cô lập tại khu ngoại ô.

Cung điện Mùa đông đã chứng kiến sự khai trương chính thức của Duma đầu tiên vào năm 1906, và Nicholas II và vợ của ông quay trở lại cung điện để tránh cuộc chiến tranh vào năm 1914. Lúc này, nội thất của Cung điện mùa đông đã bị lấy đi nhiều và chuyển đổi thành một bệnh viện tạm thời cho những người lính bị thương.

Năm 1917, sau khi Nicholas II xuống ngôi và cuộc Cách mạng tháng Hai, cung điện mùa đông đã trở thành trụ sở của Chính phủ lâm thời dưới thời Alexander Krenskiy. Sau đó, lực lượng cách mạng Bolshevik đã bao vây và sau đó chiếm giữ cung điện vào tháng 10 năm đó. Trong tình hình hỗn loạn, một phần tài sản của Cung điện Mùa đông đã bị lấy đi, bao gồm các hầm rượu Imperial khổng lồ (mặc dù sự cướp bóc diễn ra ở Hermitage).

Cung điện Mùa đông

Cung điện Mùa đông chính thức trở thành một phần của Bảo tàng Nhà nước Hermitage vào ngày 17 tháng 10 năm 1917. Mặc dù chính sách ban đầu của Bolshevik là xóa bỏ tất cả các biểu tượng Hoàng gia khỏi cung điện và sử dụng cơ sở như là một bảo tàng của Cách mạng, dự án phục hồi những năm 1940 và 1950, Sau khi tiếp tục phá hủy nhiều tòa nhà trong suốt Cuộc vây hãm Leningrad, đã chứng kiến sự bắt đầu của một quá trình liên tục nhằm khôi phục lại sự huy hoàng của nhiều cung điện. Căn phòng State Rooms của Cung điện Mùa đông giờ đây là khu vực nổi tiếng nhất của Hermitage và là nơi tham quan không thể bỏ qua của du lịch tới St Petersburg.